Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing
Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing
Social Media (mạng xã hội) đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Mọi người ai cũng tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, kết nối với bạn bè, giải trí, hay thậm chí là tìm việc. Vì thế, một marketer sẽ không thể bỏ qua mảnh đất màu mỡ này. Trong bài viết này, hãy cùng VTC Academy giải đáp câu hỏi social media marketing là gì và những tiềm năng công việc này mang lại nhé.
Social Media là gì?
Social Media là thuật ngữ để chỉ các nền tảng và ứng dụng trực tuyến trên Internet. Những ứng dụng này cho phép người dùng tạo, tương tác, chia sẻ nội dung và thông tin trên mạng Internet nói chung. Các nền tảng này nhìn chung đều cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ nội dung, tham gia vào các cuộc trò chuyện và tương tác với những người khác trên chính nèn tảng đó. Social media đã thay đổi cách thức truyền thông và giao tiếp của con người cũng như ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, truyền thông và giải trí.
- Social media đã góp phần thay đổi nhiều lĩnh vực
Các nền tảng social media trong marketing phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok và YouTube,… Mỗi nền tảng social media sẽ phục vụ cho một mục đích khác nhau vì thế đặc điểm của người dùng mỗi nền tảng lại có những khác biệt nhất định.
Social Media Marketing là gì?
Social Media Marketing là chiến lược tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng social media như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, TikTok hoặc YouTube để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Tuỳ vào từng loại hình sản phẩm và đặc trưng của thị trường mà doanh nghiệp có thể chọn các loại nền tảng tương ứng.
Tóm lại, chiến lược Social Media Marketing bao gồm nhiều hoạt động như: đăng tải nội dung hấp dẫn và liên quan đến thương hiệu; tương tác với khách hàng, chạy các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng social media, tạo ra các cuộc thi, trò chơi trên mạng xã hội; tổ chức sự kiện, talkshow; chuỗi nội dung, … Rất nhiều thứ có thể được triển khai trên những nền tảng này.
- Có thể triển khai nhiều hoạt động trên social media
Social Media Marketing Agency là gì?
Social Media Agency là một loại hình doanh nghiệp cung ứng dịch vụ social media marketing cho doanh nghiệp, nhãn hàng và cá nhân. Một Social Media Marketing Agency thường sẽ có các chuyên viên về nhiều mảng trong Social Media Marketing. Ví dụ như các mảng về thiết kế nội dung, quản lý tài khoản, đặt quảng cáo và phân tích dữ liệu. Các chuyên gia này sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để thiết kế và triển khai các chiến lược Social Media Marketing tối ưu, nhằm tăng cường tương tác với khách hàng, tăng lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng.
- Một Social Media Marketing Agency thường sẽ có các chuyên viên về nhiều mảng
Các doanh nghiệp có thể thuê một Social Media Marketing Agency để đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần các hoạt động Digital Marketing của mình. Việc thuê một Social Media Marketing Agency giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing.
Tại sao Social Media Marketing quan trọng đối với các doanh nghiệp?
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số như hiện tại, chiến lược Marketing của các doanh nghiệp đã không đơn thuần là tiếp cận với càng nhiều người càng tốt. Cuộc chơi đã thay đổi. Giờ đây, doanh nghiệp phải tiếp cận với đúng người, đúng thời điểm, truyền tải đúng thông điệp để có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Do đó, việc nghiên cứu triển khai chiến dịch Digital Marketing trên những nền tảng social marketing sẽ mang lại lợi ích bất ngờ vì người dùng ở mỗi nền tảng lại có một số đặc điểm, mục đích nhất định.
Khai thác đúng insight người dùng trên đúng nền tảng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả marketing, tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nhất là khi phối hợp với những phương thức Digital marketing khác. Ngày nay, một chiến dịch Marketing thường là sự kết hợp của nhiều phương thức Marketing khác nhau. Ví dụ như Content Marketing, Email Marketing, Social Marketing, SEO cho website,… Chúng thường song hành để tạo nên 1 chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh.
- Một chiến dịch Digital Marketing bao gồm nhiều phương thức cùng vận hành
Social Media Marketing là làm gì
Chắc hẳn các bạn đã hiểu được Social Media Marketing là gì nhưng cụ thể thì những người làm trong lĩnh vực Social Media Marketing làm gì mỗi ngày? Các hoạt động mà một người làm trong lĩnh vực Social Media Marketing có thể đảm nhiệm bao gồm:
Đăng tải nội dung
Một social media marketer đảm nhiệm việc đăng tải nội dung trên các nền tảng social media như bài viết, hình ảnh, video, … để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến khách hàng. Việc đăng tải các nội dung này nên được duy trì với một tần suất đều đặn để đạt được hiệu quả tối ưu. Công việc này chủ yếu hoạt động trên các nền tảng MXH như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, TikTok hoặc Snapchat tuỳ khu vực.
Ngoài ra, các marketer còn có thể sử dụng các influencer hoặc người nổi tiếng trên MXH để quảng bá thương hiệu và tạo ra sự tương tác với khách hàng, đa dạng hoá nội dung được đăng tải.
Tương tác với khách hàng
Một social marketer sẽ duy trì việc tương tác với khách hàng trên các nền tảng social media bằng cách trả lời các câu hỏi, tin nhắn, tiếp nhận phản hồi của khách hàng và tương tác với khách hàng để tăng cường mối quan hệ. Sử dụng các công cụ và tính năng của MXH để tạo ra sự tương tác với khách hàng, như là chatbot, trả lời tin nhắn tự động, thăm dò ý kiến,…
Triển khai các chiến dịch quảng cáo
Các social marketer có thể đảm nhiệm chạy các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng social media. Họ sẽ tiến hành triển khai đầy đủ các bước của chiến dịch, từ việc chọn đối tượng khách hàng, loại hình quảng cáo để đưa sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình đến khách hàng tiềm năng.
Tổ chức các sự kiện trên các nền tảng social media
Các social media marketer có thể tạo ra các cuộc thi, sự kiện, talkshow, webinar,… để thúc đẩy khách hàng tham gia, thu hút sự chú ý. Từ đó, họ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình.
Đo lường và phân tích hiệu quả
Các doanh nghiệp cần đo lường và phân tích hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội để tối ưu hóa hiệu quả của chúng. Và một nhân sự ở vị trí social media marketer sẽ góp 1 phần trong việc đo lường hiệu quả và đề xuất cải tiến phương hướng chiến dịch. Họ sẽ quản lý thông tin của phần mục mà họ đảm nhiệm.
Xem thêm: 20 chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing
- Công việc của một Social media marketer khá đa dạng
Sau quá trình học tập, với đầy đủ kiến thức và kỹ năng về digital marketing, bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm vị trí của một social media marketer thực hiện các đầu việc trên. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn giữa làm việc cho doanh nghiệp (client) hay cho một social media marketing agency hoặc làm việc tự do (freelancer).
Xem thêm: SMO là gì? Cách tối ưu mạng xã hội hiệu quả
Những đặc điểm của Social Marketing
Social Media đang phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thái khác nhau (MXH giải trí, công việc, video ngắn,…). Với số lượng người dùng không ngừng tăng lên, tiềm năng của nó đã khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp, cụ thể hơn là Digital Marketing. Với những ai đang làm việc trong lĩnh vực Social media marketing, sẽ có một vài điểm cần lưu ý sau đây:
Số lượng người dùng đông đảo và vẫn đang tăng
Số lượng người dùng trên các nền tảng social media đã tăng đáng kể trong những năm qua. Ví dụ, số liệu lấy từ trang thông tin thống kê Statista vào năm 2021 cho thấy:
- Facebook: 2.85 tỷ người dùng/tháng
- YouTube: 2 tỷ người dùng/tháng
- WhatsApp: 2 tỷ người dùng/tháng
- Instagram: 1.22 tỷ người dùng/tháng
- TikTok: 689 triệu người dùng/tháng
- WeChat: 662 triệu người dùng/tháng
- Snapchat: 500 triệu người dùng/tháng
- Twitter: 330 triệu người dùng/tháng
- LinkedIn: 310 triệu người dùng/tháng
- Pinterest: 478 triệu người dùng/tháng
- Số người dùng Social media đang tăng lên mạnh mẽ
Điều này có nghĩa thông qua social media, doanh nghiệp có thể tiếp cận với gần như là toàn bộ thị trường. Số lượng người dùng đông đảo này tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp để kết nối với khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp và nhãn hàng hiện đang nhắm tới tối đa hoá độ phủ của thông tin, và sự tương tác với tệp khách hàng tiềm năng của họ.
Tính năng quảng cáo tiên tiến hơn
Các nền tảng social media đã phát triển các tính năng quảng cáo tiên tiến hơn, cho phép các doanh nghiệp định hướng đến khách hàng tiềm năng chính xác hơn. Ví dụ, Facebook và Instagram đã cho phép quảng cáo theo đối tượng, khu vực, sở thích. Các tính năng quảng cáo trên mạng xã hội (MXH) thường khá đa dạng và phong phú, bao gồm các dạng quảng cáo như:
- Quảng cáo bài đăng (Sponsored posts): Đây là hình thức quảng cáo thông thường nhất trên các MXH, cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân trả tiền để xuất hiện trên các bảng tin hoặc trang cá nhân của người dùng.
- Quảng cáo trên trang chủ: Một số MXH cho phép quảng cáo trên trang chủ của họ, nơi người dùng đăng nhập và được chào đón bởi các nội dung quảng cáo.
- Quảng cáo trên video: Đây là một dạng quảng cáo phổ biến trên các MXH chia sẻ video, cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân chạy quảng cáo trước hoặc sau khi video được phát sóng.
- Quảng cáo trên cửa sổ pop-up: Một số MXH cho phép quảng cáo trên cửa sổ pop-up, nơi các quảng cáo xuất hiện trên màn hình người dùng khi họ đang duyệt MXH.
- Quảng cáo đẩy thông báo: Loại hình quảng cáo này cho phép doanh nghiệp gửi thông báo trực tiếp đến người dùng thông qua ứng dụng MXH của họ.
- Quảng cáo sự kiện: Các MXH cũng cung cấp tính năng quảng cáo sự kiện, cho phép doanh nghiệp quảng cáo và quản lý sự kiện của mình trên MXH.
Xem thêm: Quảng cáo Facebook là gì? Các bước khởi tạo Facebook ads
Tăng cường tương tác khách hàng
Sự phát triển của Social Media Marketing đã tạo ra một môi trường tương tác với khách hàng tốt hơn. Hầu như mọi doanh nghiệp, nhãn hàng đều thiết lập fanpage của riêng mình, cuộc đua tương tác với khách hàng giữa họ đã bắt đầu. Các doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn trực tiếp qua fanpage, tích hợp bot trả lời tự động trên các nền tảng social media, giúp tăng cường mối quan hệ và tạo sự tin tưởng.
Hiện nay đã có rất nhiều bên thứ ba cung cấp công cụ/dịch vụ hỗ trợ bạn thiết lập Chatbox cho fanpage của mình theo yêu cầu. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Việc bình luận, tương tác giờ đây cũng có thể giúp xây dựng hình ảnh của thương hiệu.
Nội dung video và livestream được ưa chuộng
Nội dung video và livestream đang trở thành một phần quan trọng của Social Media Marketing. Đây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trên MXH và được cho là nhu cầu mà người dùng muốn tìm kiếm những trải nghiệm trực quan và gần gũi hơn với đối tượng của họ. Các nền tảng MXH lớn như Facebook, Instagram, YouTube và TikTok đều đang tăng cường tính năng video và livestream trên nền tảng của mình. Các tính năng này cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung video trực tuyến với một đối tượng rộng lớn từ việc chia sẻ cuộc sống hàng ngày đến tạo ra nội dung quảng cáo và tiếp thị sản phẩm.
- Livestream đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các nền tảng social media
Các nội dung video và livestream đang trở thành một cách hiệu quả để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng, tạo tương tác với khách hàng hiện tại và tăng cường tầm nhìn thương hiệu. Nó cũng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tạo ra nội dung sáng tạo và độc đáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Với sự phát triển của công nghệ và việc truy cập internet ngày càng dễ dàng, việc sử dụng nội dung video và livestream trên MXH dường như sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Đa dạng hóa nền tảng
Trước đây, các doanh nghiệp thường chú trọng đến các nền tảng lớn, đông người dùng như Facebook và Instagram. Giờ đây, xu hướng đang chuyển đổi sang đa dạng hoá các nền tảng social media để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Ngoài Facebook và Instagram, các doanh nghiệp còn sử dụng các nền tảng khác như TikTok, LinkedIn và Twitter để tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ tuỳ vào mục đích của chiến dịch và tập khách hàng mục tiêu. Marketer vì thế cũng phải có kiến thức về các loại mạng xã hội hơn. Đồng thời, với xu hướng hiện nay, họ cũng cần phải có năng lực để vận hành một chiến dịch được chạy đồng bộ trên đa nền tảng.
Vận dụng tốt những công cụ bổ trợ
Ngoài ra, Social Media Marketing còn là lĩnh vực yêu cầu những người trong ngành nắm chắc và vận hành tốt những công cụ bổ trợ. Hiện nay trong mọi khâu của Digital Marketing đều có những bên thứ ba cung cấp những công cụ bổ trợ cho quá trình làm việc. Đó có thể là công cụ trả phí nhưng vẫn có những công cụ có chính sách miễn phí hoặc tính giá khá thấp. Việc tận dụng những công cụ này sẽ giúp các social media marketer “dễ thở” hơn rất nhiều.
Xem thêm: Top 10 công cụ Digital Marketing mà mọi Marketers nên biết
Một số điểm bạn cần lưu ý về Social Marketing
Social Marketing là lĩnh vực yêu cầu sự tiếp xúc với mạng xã hội. Và cách giao tiếp hiệu quả nhất qua mạng xã hội là đăng bài viết. Đăng bài trên mạng xã hội là một phương tiện quan trọng chia sẻ thông tin với người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền tải đúng cách và không gây ra hiểu lầm hay tranh cãi thì có một số điểm cần lưu ý như sau:
Đa dạng loại hình nội dung
Đa dạng hoá nội dung là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hoá trên nền tảng mạng xã hội. Việc đa dạng hoá nội dung giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và giữ cho họ quan tâm đến trang của bạn, từ đó tăng khả năng tương tác và lượt truy cập trên mạng xã hội.
- Đa dạng nội dung giúp giữ người xem
Để đa dạng hoá nội dung trên nền tảng mạng xã hội, bạn có thể thử phối hợp nhiều định dạng như hình ảnh, video ngắn, vlog,… Và qua đó tìm cách phối hợp tốt nhất.
Tìm ra tần suất cập nhật thông tin tối ưu
Đăng bài có tần suất là một yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hoá trên nền tảng mạng xã hội của Social Media Marketing. Tần suất đăng bài phù hợp giúp bạn giữ cho khách hàng tiềm năng quan tâm đến trang của bạn, tăng khả năng tương tác và lượt truy cập trên mạng xã hội và giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của mình.
- Một số tần suất đăng bài tham khảo
Một số mạng xã hội như Twitter hoặc Instagram có thể yêu cầu bạn đăng bài nhiều lần trong ngày để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, trong khi đó các mạng xã hội khác như Facebook hoặc LinkedIn có thể yêu cầu bạn đăng bài ít hơn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tần suất đăng bài từ 2 đến 3 lần mỗi tuần được coi là phù hợp trên hầu hết các mạng xã hội. Nhưng điều kiện tiên quyết là nên update trang của bạn mỗi tuần. Giữa thời đại thông tin này, nếu bạn không liên tục xuất hiện trước mặt khách hàng, họ sẽ quên bạn rất dễ dàng. Bạn cũng nên đăng bài vào những thời điểm phù hợp, khi mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể truy cập vào mạng xã hội. Thông thường, các thời điểm này là vào giờ làm việc hoặc các thời điểm trước hoặc sau giờ làm việc.
Đảm bảo tính chính xác của nội dung
Trước khi đăng bài, hãy đảm bảo rằng thông tin mà bạn chia sẻ là chính xác và được kiểm chứng. Đừng đăng tải những tin giả, tin rác, hay những thông tin nhạy cảm về chính trị. HIện nay, bạn hoàn toàn có thể bị truy tố bởi những thông tin mà mình đăng tải. Nhẹ hơn, người xem có thể sẽ mất niềm tin ở nội dung của bạn.
Sử dụng ngôn từ lịch sự
Tránh sử dụng ngôn từ thô tục hoặc lời lẽ gây xúc phạm đến người khác. Chẳng có ai muốn một nội dung phản cảm, với lời lẽ xúc phạm đến mình. Trong trường hợp xấu, bạn sẽ bị tố cáo bởi những nội dung ấy, và xa hơn là mất đi tài khoản của mình. Vì thế, hãy sử dụng ngôn từ lịch sự và tôn trọng người đọc.
Nếu bạn hứng thú và mong muốn theo đuổi ngành social media marketing – một lĩnh vực của digital marketing, có thể tham khảo bài viết “Ngành digital marketing học ở đâu?“. Bài viết bao gồm 20 trường tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh được VTC Academy tổng hợp riêng cho bạn đấy!
Qua những chia sẻ trên, các bạn đã nắm được những thông tin tổng quan nhất, trả lời được các câu hỏi như social media marketing là gì, social media trong marketing là gì. Có thể nói, social media marketing là một lĩnh vực rất tiềm năng, đặc biệt là khi bạn có quan tâm đến digital marketing. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm, hãy ghé qua những bài viết khác của VTC Academy.