“Điểm mặt” 5 ứng dụng AI hữu ích trong trình duyệt web
Ở thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã có mặt ở khắp mọi nơi và tầm ảnh hưởng của nó tới cuộc sống sản xuất và sinh hoạt của con người vẫn ngày càng tăng. Với những người không chuyên về công nghệ, thật khó để có thể hiểu được chính xác những gì AI có thể làm được và cách thức để triển khai những ứng dụng của nó.
Đừng lo, VTC Academy sẽ giới thiệu tới bạn năm thử nghiệm trực tuyến thú vị ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo – tất cả những gì bạn cần là một trình duyệt web và một vài phút kiên nhẫn để xem những gì AI có thể làm được nhé!
Ứng dụng này có thể làm gì? Đoán từ dựa trên những định nghĩa mà bạn đưa ra
Ai tạo ra nó? Google
Nó hoạt động như thế nào? Hãy cân nhắc kĩ trước khi mở trò chơi này lên trừ phi hôm nay bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bởi vì trò chơi này có sức “gây nghiện” đặc biệt lắm đó! Dù vậy, ý tưởng đằng sau trò chơi này khá đơn giản: người chơi tìm cách loại bỏ các khối gạch nhiều màu sắc khỏi bức tường lớn bằng cách nhập định nghĩa của các từ được in trên những viên gạch, với điều kiện AI của Google phải hiểu được nó.
Sử dụng thuật toán máy học, các kỹ sư của Google đã đào tạo AI đằng sau trò chơi Semantris bằng hàng tỷ câu thoại mẫu. Bằng cách chọn ra những từ ngữ có liên quan với nhau, bạn sẽ hỗ trợ đào tạo cho trí tuệ nhân tạo của Google để nó có đủ “trí thông minh” nhằm xác định xem từ bạn nhập vào có nghĩa tương đương với từ nào trên bức tường. Dù vậy, đôi lúc AI của Google cũng đưa ra những dự đoán khiến bạn “bất ngờ” đấy!
Google khuyên bạn nên sử dụng “các từ tiếng lóng, thuật ngữ kỹ thuật, các từ mang yếu tố văn hóa đại chúng, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và thậm chí cả một câu đầy đủ” để thử và giúp Semantris hiểu điều bạn đang muốn nói.
Ứng dụng này có thể làm gì? Sáng tạo gương mặt của những người không có thực, sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Ai tạo ra nó? Philip Wang, một kĩ sư của Uber, dựa trên hạ tầng trí tuệ nhân tạo do Nvidia phát triển.
Nó hoạt động như thế nào? Những khuôn mặt do ứng dụng này tạo ra thực chất không phải “từ trên trời rơi xuống”, mà được tạo ra dựa trên các cơ sở dữ liệu hình ảnh được sử dụng để đào tạo AI. Nền tảng cảu Nvidia hỗ trợ tạo ra hai mạng lưới thần kinh hoạt động song song với nhau, mạng lưới đầu tiên tạo ra gương mặt “không có thật”, còn mạng lưới thứ hai sẽ có nhiệm vụ đánh giá xem khuôn mặt đó có giống mặt người thật hay không (dựa trên tất cả dữ liệu hình ảnh các khuôn mặt thật mà các nhà phát triển đã đưa vào để đào tạo AI).
Chuỗi hoạt động trên cứ lặp đi lặp lại cho đến khi một khuôn mặt đạt tiêu chuẩn giống người thật được tạo ra. cho một người thực tế. Đột phá gần đây nhất và cũng là điều giúp cho những khuôn mặt này trở nên “thật” một cách đáng sợ, đó là các chi tiết khác nhau trên khuôn mặt có thể được xử lý và điều chỉnh một riêng biệt, sau đó hòa trộn với nhau thành một tổng thể thống nhất.
Điều đó có nghĩa là AI này có thể tạo ra những khuôn mặt hoàn toàn mới từ các bộ phận khác nhau của những khuôn mặt có sẵn, với mức độ chi tiết, sự thống nhất hoàn hảo hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Nvidia cũng đang thử nghiệm sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo tương tự để tạo ra hình ảnh “không có thực” về mèo, phòng ngủ và xe máy.
Ứng dụng này có thể làm gì? Biến những nét bút nguệch ngoạc của bạn thành những hình vẽ khéo léo và tươm tất.
Ai tạo ra nó? Google và một nhóm các hoạ sĩ vô cùng tài năng.
Nó hoạt động như thế nào? Ứng dụng sẽ “quan sát” những nét vẽ nguệch ngoạc, thô sơ và khó hiểu của bạn trên màn hình, cố gắng “đoán” xem bạn định phác thảo cái gì, rồi thay thế những nét vẽ của bạn bằng một bức tranh hoàn chỉnh, điêu luyện và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Nền tảng cốt lõi AutoDraw là một hệ thống sử dụng kĩ thuật máy học rất ấn tượng: “Bức vẽ” của bạn được so sánh với một cơ sở dữ liệu hình ảnh khổng lồ để tìm ra bức tranh có nhiều điểm tương đồng nhất với ý tưởng của bạn, và chính nhờ có sự hỗ trợ trí tuệ nhân tạo mà phần mềm mới có thể tìm ra bức tranh tương đồng từ lượng thông tin ít ỏi như thế (chỉ một vài nét vẽ). Bạn càng vẽ chi tiết bao nhiêu, thì hệ thống sẽ càng gợi ý được những hình ảnh có sự tương đồng và độ chính xác cao so với ý tưởng của bạn bấy nhiêu.
Đó là sức mạnh của các thuật toán AI sử dụng trong trong công việc – sử dụng các mô hình huấn luyện về hình dáng của một con mèo sẽ giúp máy tính nhận ra khi nào thì bạn đang cố vẽ hình một con mèo, ngay cả khi hệ thống chưa từng nhìn thấy những nét vẽ giống như của bạn bao giờ.
Ứng dụng này có thể làm gì? Hoàn thành câu văn hoàn chỉnh dựa vào một vài từ bạn cho sẵn ban đầu.
Ai tạo ra nó? Kevin Kwok, Guillermo Webster, Anish Athalye và Logan Engstrom.
Nó hoạt động như thế nào? Ngay cả các nhà văn cũng không thể “thoát” khỏi cuộc “xâm lăng” của các ứng dụng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo, và Cyborg Writer là một ví dụ—hệ thống này sử dụng một mạng thần kinh nhân tạo để viết tiếp các câu văn còn “dang dở” của bạn theo phong cách của William Shakespeare, Toà án Tối cao Hoa Kỳ, David Foster Wallace, Wikipedia, và nhiều lựa chọn khác nữa.
Bạn hãy sử dụng menu thả xuống ở đầu trang để lựa chọn “phong cách” mình mong muốn, và kéo thanh trượt Weirdness (Mức độ kì dị) để điều chỉnh mức độ “điên” trong việc kiến tạo từ ngữ của ứng dụng này. Sau đó, hãy thử gõ một vài từ đầu của câu văn (bằng tiếng Anh) và nhấn phím Tab để AI giúp bạn viết nốt câu văn của mình. Nếu sau một vài lần “Tab” mà bạn sáng tạo được ra một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất hay một vở kịch đình đám, thì đừng quên ghi tên TensorFire (tên của hệ thống máy học này) làm đồng tác giả nhé!
Hãy lưu ý rằng, toàn bộ hệ thống này được xây dựng dựa trên một mô hình huấn luyện, và sau đó được sử dụng để tìm ra phương án “phản hồi” thích hợp nhất dựa trên những từ bạn gõ, nhờ vào một thư viện khổng lồ các mẫu câu văn trong lịch sử. Nhờ có TensorFire và TensorFlow mà toàn bộ quy trình được đơn giản hoá và thực hiện rất nhanh, chưa kể nó còn nhẹ đến mức có thể hoạt động ngay trong trình duyệt web mà không cần đến bất kỳ phần mềm nào khác được cài đặt trên máy tính.
Ứng dụng này có thể làm gì? Trả lời các câu hỏi của bạn bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Ai tạo ra nó? Google
Nó hoạt động như thế nào? Đôi khi bộ máy tìm kiếm của Google không thể trả lời hết tất cả những câu hỏi bạn đưa ra… chẳng hạn như: Tình yêu là gì? Tôi có đang mơ không? Làm thế nào để thôi nghĩ ngợi và chìm vào giấc ngủ?… và các câu hỏi đại loại như vậy. Đó là lúc bạn cần tới sự trợ giúp của phần mềm Talk to Books. Nói một cách ngắn gọn, ứng dụng này được thiết kế để dự đoán và đưa một câu trả lời rất tự nhiên giống như có một người thật đang trò chuyện với bạn vậy.
Để làm được điều này, ứng dụng đã được huấn luyện bằng nội dung của hơn 100 nghìn cuốn sách. Kỹ thuật máy học được sử dụng để liên tục tìm kiếm, chọn lọc từ rất nhiều những câu trả lời sẵn có, từ đó tìm ra một câu trả lời thích hợp nhất—bạn chắc chắn sẽ cảm thấy rất thích thú khi “chơi” với ứng dụng này và bản thân nó cũng có thể đem đến nhiều câu trả lời thông minh và đầy bất ngờ dành cho bạn.
Đầu tiên, bạn hãy thử một số câu hỏi mẫu mà phần mềm cung cấp để xem nó có thể làm được những gì. Bạn có thể hỏi về những nhân vật thông minh nhất trong bộ truyện Harry Potter, hay làm cách nào để sáng tác một bài thơ. Talk to Books sau đó sẽ lựa ra những câu văn/ đoạn văn gần nghĩa và phù hợp nhất để trả lời câu hỏi của bạn.
Đăng ký hoặc nhận tư vấn khóa học Trí tuệ nhân tạo của VTC Academy tại đây.
(Nguồn: vnreview)