CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher
VTC Academy VTC Academy
CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

CTO là chức vụ gì? Lộ trình trở thành CTO với xuất phát điểm từ Fresher

Ngày đăng 20/08/2024

Công nghệ được coi là một trong những nền tảng chiến lược của mọi doanh nghiệp và công ty hiện nay. Do đó vai trò của những người đứng đầu trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Vậy CTO là gì? Làm thế nào để từ một Fresher có thể tiến lên và đảm nhận vai trò quan trọng này? Hãy cùng VTC Academy khám phá lộ trình thăng tiến để trở thành một CTO trong bài viết dưới đây!

CTO là chức vụ gì?

CTO hay Chief Technology Officer là Giám đốc Công nghệ của một công ty. Nhiệm vụ chính của một CTO là quản lý và định hướng các hoạt động liên quan đến công nghệ của doanh nghiệp.

cto là chức vụ gì

Bên cạnh đó, CTO còn là người đưa ra các chiến lược trong việc phát triển công nghệ, giám sát và đảm bảo rằng các giải pháp công nghệ được áp dụng hiệu quả nhất để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty.

Sự khác biệt giữa CTO và CIO

CTO và CIO (Chief Information Officer) thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt hai vị trí này  hãy cùng so sánh với CIO:

Giống nhau:

Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) và giám đốc công nghệ (CTO) là hai vị trí điều hành hoạt động ở mảng công nghệ, cùng cấp độ trong hệ thống phân cấp của tổ chức.

CTO và CIO

Khác nhau:

Tiêu chí CTO (Chief Technology Officer) CIO (Chief Information Officer)
Phạm vi tập trung Công nghệ phục vụ khách hàng và phát triển sản phẩm. Quản lý hệ thống thông tin và công nghệ nội bộ.
Mục tiêu chính Đảm bảo dự án công nghệ đúng tiến độ, ngân sách. Tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả nội bộ.
Vai trò đối ngoại Quản lý quan hệ khách hàng, hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường. Không có, tập trung vào hoạt động nội bộ.
Chiến lược công nghệ Cập nhật, triển khai công nghệ mới, tư vấn chiến lược sản phẩm. Tư vấn chiến lược công nghệ để hỗ trợ nội bộ.

Xem thêm:

ChatGPT là gì? Các xu hướng công nghệ nổi bật

Vai trò của CTO trong doanh nghiệp gồm những gì?

CTO (Chief Technology Officer) đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và triển khai các chiến lược công nghệ cho công ty. Hãy cùng VTC Academy tìm hiểu chỉ tiết những vai trò chính của một CTO sẽ đảm nhiệm nhé!

Quản lý công nghệ

CTO có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả các dự án công nghệ của công ty, đảm bảo rằng mọi ý tưởng và kế hoạch công nghệ đều được triển khai thành công.

Quản lý công nghệ

Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược và quản lý việc thực hiện, từ giai đoạn lên ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành, đồng thời đảm bảo duy trì tiến độ và năng suất cao nhất.

  • Lãnh đạo và quản lý đội ngũ nhân viên kỹ thuật, đảm bảo họ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các dự án công nghệ.
  • Đào tạo, tuyển dụng và phát triển nhân viên kỹ thuật.
  • Thúc đẩy môi trường làm việc sáng tạo và nâng cao tinh thần hợp tác đội ngũ nhân sự.
  • Theo dõi và đánh giá ngân sách CNTT.

Thiết lập chiến lược phát triển công nghệ

CTO có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược công nghệ dài hạn cho công ty. Bên cạnh việc quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ, các CTO còn đưa ra những phân tích chi tiết về thị trường để định hình mô hình kinh doanh phù hợp.

Các CTO làm việc trực tiếp với CEO và các thành viên khác trong ban lãnh đạo. Các nhiệm vụ chính bao gồm việc theo dõi các xu hướng xã hội và công nghệ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh, xác định các cơ hội và rủi ro, và tham gia vào các quyết định quản trị doanh nghiệp.

Xây dựng đội ngũ kỹ thuật

Xây dựng đội ngũ kỹ thuật

CTO sẽ phải tuyển dụng và quản lý đội ngũ kỹ thuật giỏi và có trình độ để tối ưu hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, họ chịu trách nhiệm lựa chọn nhân sự phù hợp và trực tiếp quản lý quá trình làm việc. Từ đó xây dựng đội ngũ kỹ thuật xuất sắc phù hợp với chiến lược công nghệ của công ty.

Hợp tác với các bộ phận khác

CTO không chỉ làm việc với đội ngũ kỹ thuật mà còn phải hợp tác với với nhiều bộ phận khác nhau. Họ phải lãnh đạo team code, phỏng vấn và quyết định ứng tuyển thêm newbie, cũng như khích lệ đồng đội cập nhật công nghệ mới và làm việc bằng các phương pháp mới. Đồng thời, CTO sẽ làm việc và tương với các bộ phận khác như phòng nhân sự, các giám đốc cấp cao và khách hàng.

Làm thế nào để trở thành CTO từ Fresher

Trở thành một CTO (Chief Technology Officer) từ vị trí Fresher đòi hỏi một quá trình dài và không ngừng học hỏi liên tục. Do đó, bạn cần phải xác định một lộ trình rõ ràng và nỗ lực không ngừng để có thể thăng tiến lên vị trí CTO đạt được mục tiêu này:

Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng vững chắc

Ở những bước đầu tiên, bạn hãy tập trung xây dựng nền tảng chuyên môn thật vững chắc. Thử sức ở các vị trí như developer, tester hay QA rồi chọn cho mình một lĩnh vực chuyên sâu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

Việc trau dồi năng lực ngoại ngữ đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh vô cùng cần thiết vì đây là ngôn ngữ để bạn có thể tiếp cận nhanh chóng với các tài liệu, công nghệ mới nhất trên thế giới.

Ngoài ra, tham gia vào các khóa học về công nghệ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn học hỏi kiến thức, trau dồi kỹ năng và tiếp tục củng cố nền tảng chuyên môn của mình trước khi bước vào các giai đoạn tiếp theo.

Xây dựng nền tảng vững chắc

Chương trình đào tạo Chuyên viên Lập trình Phần mềm của VTC Academy  sẽ giúp bạn trang bị kiến thức chuyên môn về công nghệ và lập trình vững chắc. Đồng thời, các nội dung của chương trình đào tạo luôn được cập nhật liên tục theo  các xu thế mới nhất và phù hợp với thực tiễn của thị trường lao động và ngành công nghệ thông tin. Đây chắc chắn là nền tảng vững chắc, giúp bạn tự tin bước những bước đầu tiên trên con đường trở thành một CTO chuyên nghiệp.

Xem thêm:

Full-stack Developer là gì? Học lập trình full-stack ở đâu?

 

Học lập trình mất bao lâu? 3 giai đoạn quan trọng nhất

Top 10 chứng chỉ lập trình giá trị cho lập trình viên 

Giai đoạn 2: Tích lũy kinh nghiệm làm việc

Sau khi đã có một nền tảng vững chắc, bạn cần tập trung vào việc tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Tham gia vào các dự án và áp dụng kiến thức đã học vào công việc là cơ hội để bạn hiểu rõ hơn về quy trình phát triển phần mềm, giải quyết các vấn đề phát sinh và đề xuất các giải pháp hiệu quả.

Nâng cao kỹ năng qua các dự án

Giai đoạn 3: Nâng cao kỹ năng qua các dự án

Sau khi đã có nền tảng vững chắc về chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thức tế. Đây là thời điểm bạn đã nâng cao các kỹ năng thông qua các dự án như giao tiếp, quản lý thời gian, quản trị dự án, tuyển dụng và đánh giá nhân sự.

Khi được giao phụ trách quản lý các nhóm nhỏ, hãy tận dụng cơ hội này với tinh thần trách nhiệm cao. Đây chính là bước đệm quan trọng giúp bạn làm quen với vai trò lãnh đạo và chuẩn bị cho việc thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn như manager, director….

Giai đoạn 4: Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp

Các mối quan hệ chất lượng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thăng tiến sự nghiệp. Hãy tham gia các buổi hội thảo, sự kiện công nghệ, kết nối với những chuyên gia trong ngành và duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Những mối quan hệ này không chỉ giúp bạn nắm bắt được những cơ hội phát triển mới mà còn mang lại những nguồn lực hỗ trợ cần thiết khi đảm nhận vai trò CTO.

Xây dựng mạng lưới chuyên nghiêp

Giai đoạn 5: Thăng tiến lên vị trí cao hơn

Khi đã có đủ kinh nghiệm, kỹ năng và sự tín nhiệm mọi người xung quanh, bạn sẽ bắt đầu được giao những vị trí quản lý cao hơn. Vị trí cao hơn đồng nghĩa với trách nhiệm và vai trò sẽ lớn hơn, nhưng đừng ngần ngại đón nhận những thách thức mới. Đây chính là cơ hội để bạn thể hiện khả năng lãnh đạo và quản lý của mình. Từ vị trí manager bạn có thể tiến lên các vị trí cao hơn như director và cuối cùng là CTO.

Giai đoạn 6: Hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp

Càng ở những vị trí cấp cao, bạn không chỉ cần hiểu về công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn  của mình mà còn phải nắm vững quy trình hoạt động của công ty. Lúc này, các quyết định công nghệ, chiến lược đề xuất đều phải dựa trên lợi ích kinh doanh và sự phát triển của công ty.  Do đó bạn cần nắm rõ mô hình kinh doanh của công ty khác nhau để đưa ra các quyết định công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp

Giai đoạn 7: Chuẩn bị cho công việc CTO

Khi đã sẵn sàng đảm nhận vị trí CTO, lúc này bạn đã nắm rõ vai trò và trách nhiệm của một CTO của công ty. Do đó, cần tiếp tục học hỏi, cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất và phát triển kỹ năng lãnh đạo toàn diện. Với nền tảng chuyên môn vững chắc, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng được rèn luyện liên tục và mạng lưới quan hệ chất lượng, bạn sẽ có đủ điều kiện để thành công ở vị trí cấp cao này.

Kỹ năng cần có của một CTO

Để trở thành một CTO (Chief Technology Officer) thành công, không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng quan trọng khác. Do đó các CTO đều không ngừng rèn luyện và nâng cao các kỹ năng cốt lõi mà để dẫn dắt và phát triển chiến lược công nghệ trong doanh nghiệp dưới đây:

Kiến thức chuyên môn về công nghệ

Kiến thức chuyên môn về công nghệ

CTO cần có chuyên môn vững chắc về các quy trình phát triển phần mềm và các cách quản lý dự án để tích hợp công nghệ một cách hiệu quả vào mô hình kinh doanh. Đồng thời với vai trò phải quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách tối ưu cho công ty. CTO giỏi cũng phải có đủ chuyên môn để đánh giá và áp dụng các công nghệ mới, đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu suất về công nghệ của công ty.

Xem thêm:

Học lập trình mất bao lâu? 3 giai đoạn quan trọng nhất

Ngành lập trình game học trường nào tốt nhất hiện nay 2024

[2024] Lập trình viên lương bao nhiêu – Chi tiết mức lương theo cấp bậc

Kỹ năng lãnh đạo

Chắc chắn kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quyết định sự thành công của một CTO. CTO cần có khả năng dẫn dắt, truyền cảm hứng và khuyến khích sự sáng tạo trong đội ngũ công nghệ. Việc dẫn dắt một đội ngũ nhân lực luôn sẵn sàng làm việc và có năng lực là điều kiện tiên quyết để đối mặt với các thách thức công nghệ và đạt được các mục tiêu chiến lược công nghệ của công ty.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng không thể thiếu đối với một CTO. Các CTO phải liên tục khích lệ nhân sự trong đội ngũ công nghệ, cũng như việc truyền đạt tầm nhìn và chiến lược công nghệ đến các bộ phận khác trong doanh nghiệp. CTO cũng cần tương tác với các giám đốc cấp cao khác và đôi khi phải làm việc trực tiếp với khách hàng để đảm bảo rằng các giải pháp công nghệ đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng.

Có tầm nhìn xa và tư duy chiến lược logic

Một CTO cần có tầm nhìn xa và tư duy chiến lược để định hướng phát triển công nghệ của doanh nghiệp trong dài hạn. Điều này đòi hỏi các CTO cần có khả năng dự đoán các xu hướng công nghệ, hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng các chiến lược công nghệ logic và phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững cho công ty.

Lời kết

Hy vọng VTC Academy đã giúp bạn hiểu được vai trò của một CTO trong công ty và bạn hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này nếu không ngừng nỗ lực học hỏi và rèn luyện kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn vững chắc. Hãy bắt đầu xây dựng nền tảng chuyên môn từ hôm nay và chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết trên con đường chinh phục vị trí CTO.

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Ngày đăng 20/08/2024
Bạn đam mê sáng tạo trò chơi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? VTC Academy sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình game đơn giản chỉ trong vài bước. Từ việc lên ý tưởng, chọn công cụ đến lập trình cơ bản. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có chút kinh nghiệm, bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn lập trình đơn giản trò chơi đầu tiên của mình.
Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 26/07/2024
Lập trình luôn làm khó người học vì đòi hỏi khả năng tư duy cao và kiến thức liên tục được cập nhật đặc biệt với người mới bắt đầu. Một cách thực hành thú vị giúp giảm độ khó và giải trí hiệu quả VTC Academy gợi ý để bạn vừa coding vừa chơi chính là game lập trình. Cùng khám phá top 10 game lập trình giúp các lập trình viên vừa giải trí vừa nâng cao kỹ năng trong bài viết dưới đây nhé!
Vừa tốt nghiệp, học viên VTC Academy “trúng” ngay vị trí 3D Animator, lương 8 số tại công ty hàng đầu Nhật Bản nhờ chọn đúng đam mê

Vừa tốt nghiệp, học viên VTC Academy “trúng” ngay vị trí 3D Animator, lương 8 số tại công ty hàng đầu Nhật Bản nhờ chọn đúng đam mê

Ngày đăng 11/10/2024
Phạm Trương Toàn, học viên K13 tại VTC Academy Hà Nội, đã chính thức gia nhập hàng ngũ những tài năng của Koei Tecmo Software Việt Nam khi vừa mới tốt nghiệp, một trong những công ty sản xuất game hàng đầu của Nhật Bản, với vị trí 3D Animator. Đây không chỉ là một thành tựu đáng tự hào mà còn là minh chứng cho việc theo đuổi đam mê và rèn luyện không ngừng nghỉ.
Khóa học mới nhất
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Cách lập trình game đơn giản và chi tiết chỉ trong vài bước để bắt đầu

Ngày đăng 20/08/2024
Bạn đam mê sáng tạo trò chơi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? VTC Academy sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình game đơn giản chỉ trong vài bước. Từ việc lên ý tưởng, chọn công cụ đến lập trình cơ bản. Cho dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có chút kinh nghiệm, bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn lập trình đơn giản trò chơi đầu tiên của mình.
Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Thử ngay 10 game lập trình tăng kỹ năng tư duy và coding cho người mới bắt đầu

Ngày đăng 26/07/2024
Lập trình luôn làm khó người học vì đòi hỏi khả năng tư duy cao và kiến thức liên tục được cập nhật đặc biệt với người mới bắt đầu. Một cách thực hành thú vị giúp giảm độ khó và giải trí hiệu quả VTC Academy gợi ý để bạn vừa coding vừa chơi chính là game lập trình. Cùng khám phá top 10 game lập trình giúp các lập trình viên vừa giải trí vừa nâng cao kỹ năng trong bài viết dưới đây nhé!
VTV3 đưa tin về hợp tác giữa VTC Academy và Tập đoàn Kake

VTV3 đưa tin về hợp tác giữa VTC Academy và Tập đoàn Kake

Ngày đăng 24/05/2024
Sự kiện ký kết hợp tác với Tập đoàn Kake được VTV3 đưa tin, cho thấy mức độ quan tâm của truyền thông và cộng đồng đối với hợp tác lần này.

Liên hệ với VTC Academy

    Tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoảnChính sách bảo mật của VTC Academy.

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299