Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế | VTC Academy
VTC Academy VTC Academy
Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Ngày đăng 24/06/2021

Một Designer sẽ không thể đi xa được nếu thiếu đi hành trang là nền tảng lý thuyết. Màu sắc bạn chọn có phù hợp với thông điệp bạn muốn gửi đi không? Bố cục của bạn đang gặp phải vấn đề gì? Font chữ của bạn liệu có phải là một lựa chọn đúng đắn? Tất cả những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời nếu như bạn đã có một nền tảng kiến thức chắc chắn.

Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng khám phá những lý thuyết cơ bản của hình khối – Những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế lại chứa đựng vô số điều mà không phải ai cũng biết. Có những dạng hình khối nào? Chúng có thể kết hợp lại với nhau ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Những quy luật căn bản về hình khối trong thiết kế

Trước khi đọc tiếp, bạn hãy thử tự hỏi mình rằng, bạn có thể kể tên được bao nhiêu hình khối (Shape) được định nghĩa rõ ràng. Những hình mà bạn từng được học trong các chương trình toán hình học suốt các năm cấp 2 , cấp 3 trông như thế nào, và tất cả đều có đặc điểm chung là gì ?

Hình khối, hiểu một cách cơ bản, là một phần vùng trong một mặt phẳng. Bạn có thể bao quanh toàn bộ hình bởi 1 đường (Line) liên tục, hoặc mô tả hình bằng vô số điểm đứng bên cạnh nhau. Từ lâu, con người đã tìm cách để mô tả hình ảnh lập thể của vạn vật xung quanh mình bằng những hình vẽ ở trên đá.

Xem thêm bài viết: Nghệ thuật vẽ Line trong thiết kế

Mọi hình ảnh trong không gian 3 chiều đều có thể bị mô tả lại (capture) trên không gian 2 chiều. Chắc hẳn bạn đã từng cố vẽ mặt trời, ngôi nhà, cái cây hay con người trên một tờ giấy. Hình giúp ta thể hiện những ý tưởng của mình một cách đơn giản nhất. Chỉ với những nguyên liệu cơ bản như giấy, bút, bạn đã có thể phác thảo được những hình ảnh trong đầu của mình.

Những bức tranh, những tác phẩm lớn được tạo thành bởi các phần tử nhỏ, trong đó có rất nhiều những hình ảnh khác nhau. Có hình có tên rõ ràng, có hình không ai định nghĩa được. Với những hình đã được lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong cuộc sống của bạn, trong võng mạc của bạn, bạn sẽ có thể dễ dàng vẽ ra lại chúng, ví như hình đôi mắt, quả trứng, quả bóng,… Shape là phần quan trọng không thể thiếu của việc truyền tải ý tưởng bằng hình ảnh. chúng ta có thể dễ dàng hiểu được các biển báo và các icon nhờ vào shape. Chúng là nền tảng cho rất nhiều thứ và bạn có thể thấy chúng ở khắp mọi nơi. Hãy tập luyện thói quen tìm kiếm chúng ở trong các thiết kế khác nhau và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không khó để tạo ra được một thiết kế đẹp.

Ý nghĩa biểu đạt của nhóm hình căn bản

Hình được chia làm 2 loại phổ biến là: Geometric Shape (hình dạng hình học cơ bản: hình vuông, tròn, thoi, tam giác…) và Organic Shape (hình dạng tự do). Bài việc này dành cho Nhóm hình học cơ bản để cung cấp kiến thức căn bản về hình cho các bạn.

1. Hình tròn:

Là cấu trúc đại diện cho sự hoàn thiện và vĩnh cửu vì nó không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Hình tròn tạo ra sự tập trung và thu hút, đồng thời nó cũng được coi là “mẹ” của các loại hình dạng khác do sự nguyên bản sẵn có của nó trong tự nhiên ứng với mặt trăng, mặt trời, trái đất.

2. Hình vuông:

Là hình học gợi nên sự vững chãi, tin tưởng và ổn định nhờ cấu trúc rõ ràng và cân đối tuyệt vời của nó. Tuy nhiên chính sự đồng đều ở cả 4 mặt của khung hình đôi khi lại mang lại cảm giác bảo thủ và cứng nhắc, khó để thay đổi và phát triển.

3. Hình tam giác:

Là một hình dạng thể hiện năng lượng và sự sống động, nó gợi ra sự chuyển động và phương hướng vì các đường thẳng được sắp đặt khiến mắt chúng ta tự động di chuyển lên đỉnh tam giác hoặc hướng theo chiều nó được đặt. Một tam giác thẳng đứng mang lại cảm giác ổn định và cân bằng nhưng nếu bị đảo ngược nó sẽ giống như một mũi tên, có vẻ mạo hiểm và sẵn sàng rơi xuống khiến người ta cảm thấy bất an.

4. Hình kỷ hà:

Xuất phát điểm đầu tiên của tất cả các hình phức tạp là những hình kỷ hà. Tuy nhiên, trước khi hiểu được thế nào là hình kỷ hà , bạn sẽ cần làm quen trước với khái niệm “đường kỷ hà”.

Đường kỷ hà là những nét cơ bản bao gồm nét thẳng và nét lượn. Từ đó, hình kỳ hà là những hình được cấu tạo từ những nét cơ bản này mà phổ biến nhất là tròn, vuông và tam giác. Đường kỷ hà tự nó là vô nghĩa , chỉ có nghĩa khi nó được bố cục theo ý đồ nào đó trong một không gian nhất định.

Chỉ từ những hình kỷ hà cơ bản nhất, Designer có thể mô phỏng được rất nhiều những hình ảnh trong thực tế chỉ bằng việc ghép nối những hình kỷ hà này lại với nhau.

Đó là lý do mà rất nhiều trường đại học, trong quá trình đào tạo kiến thức nền tảng cho sinh viên mỹ thuật, thiết kế thường ra những bài tập dạng trang trí hình tròn, hình vuông chỉ với những hình kỷ hà. Việc sử dụng thành thạo các hình kỷ hà sẽ nhanh chóng rèn luyện cho bạn tư duy phân tích các hình phức tạp thành tổ hợp của những hình đơn giản hơn.

Ứng dụng của hình khối trong thiết kế

Mỗi hình dạng đều có ý nghĩa riêng và ảnh hưởng đến tâm trí cũng như tác động đến cảm xúc của chúng ta một cách khác nhau. Các dạng hình học được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của Design, nhưng nổi bật nhất vẫn phải kể đến thiết kế logo và tạo hình nhân vật.

1. Thiết kế logo:

Logo là dạng biểu tượng đòi hỏi tính biểu trưng cao đồng thời yêu cầu sự đơn giản và dễ nhớ, do đó sử dụng những hình học cơ bản là nguyên liệu chủ yếu để thiết kế logo.

Xem thêm bài viết: Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

2. Tạo hình nhân vật:

Tạo hình khuôn mặt hay dáng hình cơ thể nhân vật có thể bộc lộ rất nhiều về nhân vật trước cả khi nhân vật đó hành động hay nói ra điều gì. Những nhân vật lương thiện, vui tính… sẽ được tạo hình từ những hình tròn, hay những nét cong mềm. Trong khi đó, những nhân vật độc ác, mưu mô, gian dối như phù thủy, kẻ phản diện,… được tạo hình bởi những hình tam giác nhọn và sắc.

Kết:

Hình khối chính là một trong những yếu tố quan trọng của thiết kế. Hy vọng một phần kiến thức về hình khối mà chúng mình đã chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nắm bắt và sử dụng, kết hợp các hình học một cách hiệu quả và hợp lý trong thiết kế của mình.

(Nguồn: GRAPHICS)

| Tags |

Bài viết khác
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Ngày đăng 24/06/2021
Khi nói đến thiết kế, việc kết hợp màu sắc hoàn hảo là bí quyết để có một tác phẩm bắt mắt. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để Designer tạo ra một thiết kế đẹp. Màu sắc làm cho thiết kế sinh động và thu hút hơn, thậm chí đôi lúc chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.
Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Ngày đăng 23/06/2021
Nếu bạn có để ý quan sát tới các bản thiết kế và các hình minh họa được ra mắt trong vòng 5 năm trở lại đây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớn được phối cảnh ở cùng một góc chiếu mang tên là góc chiếu đẳng cự (isometric). Sau khi phong cách thiết kế phẳng (flat design) bị bỏ lại sau một thời kỳ dài thống trị mặt bằng thiết kế, isometric là một trong những xu hướng thay thế được ưa chuộng nhất. Bài viết này sẽ đi sâu vào những đặc điểm chính của góc chiếu kỳ lạ này, cũng như cách áp dụng nó trong việc thiết kế và vẽ minh họa.
Bài viết khác
Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Kết hợp màu sắc không khó như bạn nghĩ!

Ngày đăng 24/06/2021
Khi nói đến thiết kế, việc kết hợp màu sắc hoàn hảo là bí quyết để có một tác phẩm bắt mắt. Đó là một trong những bước quan trọng nhất để Designer tạo ra một thiết kế đẹp. Màu sắc làm cho thiết kế sinh động và thu hút hơn, thậm chí đôi lúc chúng còn ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của chúng ta.
Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Góc chiếu isometric trong thiết kế và minh họa

Ngày đăng 23/06/2021
Nếu bạn có để ý quan sát tới các bản thiết kế và các hình minh họa được ra mắt trong vòng 5 năm trở lại đây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có một số lượng lớn được phối cảnh ở cùng một góc chiếu mang tên là góc chiếu đẳng cự (isometric). Sau khi phong cách thiết kế phẳng (flat design) bị bỏ lại sau một thời kỳ dài thống trị mặt bằng thiết kế, isometric là một trong những xu hướng thay thế được ưa chuộng nhất. Bài viết này sẽ đi sâu vào những đặc điểm chính của góc chiếu kỳ lạ này, cũng như cách áp dụng nó trong việc thiết kế và vẽ minh họa.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299