Mobile app marketing là gì? Cách tiếp thị thành công
Với hơn 4 triệu ứng dụng điện thoại trên các cửa hàng ứng dụng hàng đầu thế giới, một chiến lược tiếp thị ứng dụng cho thiết bị di động – Mobile App Marketing hiệu quả để làm nổi bật ứng dụng của bạn là một điều hoàn toàn cần thiết. Vậy cụ thể Mobile App Marketing là gì? Cùng VTC Academy tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mobile App marketing là gì?
Mobile App Marketing hay còn gọi là Tiếp thị ứng dụng dành cho thiết bị di động thuộc mảng Digital Marketing. Cụ thể hơn là công việc quảng cáo cho một app – ứng dụng nào đó. Đó là hành trình doanh nghiệp, công ty tương tác với người dùng của họ. Hành trình này bao gồm mọi tương tác của người dùng từ thời điểm họ lần đầu tiên biết đến và tìm hiểu về ứng dụng cho đến khi họ trở thành người dùng trung thành.
Bạn có thể xem thêm: 5 xu hướng Digital Marketing chủ đạo
Để Mobile App Marketing có thể đạt kết quả khả quan, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu, học cách tiếp cận, giao tiếp và phân tích hành vi trong ứng dụng của khách hàng để thực hiện các cải tiến liên tục để giữ chân người dùng cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
Một số chiến lược tiếp thị Mobile App Marketing
Thực hiện chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) giúp người dùng tiềm năng tìm thấy ứng dụng của bạn thông qua kết quả tìm kiếm. Đây là một trong những cách thức giúp ứng dụng của bạn dễ tiếp cận với người dùng nhất. Hãy làm nổi bật các từ khóa có liên quan đến ứng dụng của bạn. Sau đó hãy đăng kèm một liên kết cho phép người dùng tải xuống ứng dụng của bạn trên thiết bị họ chọn.
Thực hiện chiến lược tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng ASO
ASO là viết tắt của cụm từ App Store Optimization nghĩa là công việc tối ưu khả năng hiển thị của một ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng.
Để tối ưu hóa sự hiện diện trên cửa hàng ứng dụng của bạn, hãy khuyến khích người dùng hiện tại viết các bài đánh giá tốt, điều này sẽ thôi thúc người dùng tiềm năng nhấn tải ứng dụng. Bên cạnh đó, đừng quên thường xuyên cập nhật tên, biểu tượng và mô tả của ứng dụng.
Chạy các chương trình khuyến mãi trả phí
Bạn có thể làm nổi bật ứng dụng của mình bằng cách chạy các quảng cáo trên App Store hay CH Play. Điều này có thể giúp bạn nhanh chóng thu hút người dùng mới. Khi bạn có cơ sở dữ liệu người dùng đáng kể, bạn có thể ngừng trả tiền cho vị trí cửa hàng ứng dụng và tập trung nhiều hơn vào việc giữ chân khách hàng và chuyển đổi người dùng không phải trả tiền.
Sử dụng các trang mạng xã hội (Social media marketing)
Ngoài việc quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, đừng quên quảng cáo trả phí trên các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook hay Instagram nếu có thể. Mạng truyền thông xã hội thường sở hữu rất nhiều thông tin bao gồm vị trí địa lý, nhân khẩu học và sở thích của người dùng. Vì vậy, khi bạn tiếp thị ứng dụng của mình trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.
Bạn có thể xem thêm: 10 kênh Marketing giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật
Influencer marketing
Sử dụng sức ảnh hưởng của những người có uy tín trên mạng xã hội là một cách hiệu quả để thu hút các khách hàng tiềm năng. Hãy liên hệ với các blogger và những người có sức ảnh hưởng khi bạn cập nhật ứng dụng của mình hoặc chuẩn bị ra mắt ứng dụng mới để họ có thể giúp bạn giới thiệu ứng dụng đến với những người theo dõi (followers) của họ. Bạn có thể trả cho họ một khoản phí cố định để quảng bá hoặc chia cho họ hoa hồng dựa trên lượt tải thành công mà họ giới thiệu được.
Chiến dịch chuyển đổi người dùng trả phí
Đây là hình thức quảng cáo thu hút khách hàng tải và dùng thử ứng dụng của bạn thông qua các quảng cáo trả tiền thông qua 2 hình thức chủ yếu CPI VÀ CPR
CPI (cost-per-install)
Giải pháp này sẽ được tính phí dựa trên những lượt tải ứng dụng của khách hàng. Tuy nhiên, CPI chỉ phù hợp cho các chiến lược ngắn thúc đẩy lượt tải để hiển thị trên các cửa hàng ứng dụng vì giải pháp này chỉ hỗ trợ đến giai đoạn tải và cài đặt. Bạn sẽ khó đo lường được liệu rằng chiến dịch quảng cáo thực sự hiệu quả hay không vì có rất nhiều trường hợp họ chỉ tải về điện thoại và hiếm khi hoặc có thể là không sử dụng.
CPR (cost-per-register)
Đồng hành dài hơn với doanh nghiệp, CPR là giải pháp tính phí dựa trên lượt đăng ký. Tức là bạn sẽ chỉ phải trả phí khi khách hàng đã đăng ký tài khoản hoặc đăng ký sử dụng ứng dụng của bạn: tải => cài đặt => đăng ký. CPR sẽ phù hợp hơn với những kế hoạch chiến lược tiếp thị ứng dụng dài hạn hơn vì nó hướng đến kết quả là người dùng thật hơn số lượng người tải ứng dụng.
Để có thể hiểu rõ hơn và tự lập được một bản quy trình cụ thể để giới thiệu ứng dụng/app đến với người dùng, bạn nên theo học các khóa học Digital Marketing để có thể nắm được cách thức vận hành cũng như cách tận dụng tối đa chúng. VTC Academy chúc bạn thành công.
Bạn có thể đọc thêm: Tại sao nên học Digital Marketing?