Xu hướng tuyển dụng đối với công việc Digital Marketing hiện nay
Trong kỷ nguyên số hiện nay, ngành Digital Marketing đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ. Công việc trong ngành này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng phân tích và kỹ năng giao tiếp tốt. Với sự bùng nổ của các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực Digital Marketing ngày càng tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai đam mê và có kỹ năng phù hợp. Trong bài viết này, VTC Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng tuyển dụng trong ngành, các vị trí công việc phổ biến, kỹ năng cần thiết và lộ trình phát triển nghề nghiệp.
Điểm qua một số xu hướng Digital Marketing mới trong năm 2024
Ngành Digital Marketing đang không ngừng thay đổi và phát triển với tốc độ chóng mặt. Để thành công trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp và các chuyên gia Marketing cần phải nắm bắt các xu hướng mới, áp dụng những công nghệ hiện đại và không ngừng học hỏi để thích nghi với môi trường kinh doanh luôn biến động. Một số xu hướng Marketing nổi bật hiện nay phải kể đến:
Sự phủ sóng của AI trong mọi hoạt động Digital Marketing
AI (Trí tuệ nhân tạo) là một lĩnh vực rộng lớn, tập trung vào việc tạo ra các máy tính có thể thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu trí tuệ con người. Hiện nay, AI giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua việc phân tích hành vi người dùng để đưa ra những gợi ý sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo. Bên cạnh đó, AI còn có khả năng tự động hóa nhiều tác vụ lặp đi lặp lại như phân tích dữ liệu, tạo nội dung, trả lời khách hàng, giúp các Marketer tập trung vào các công việc sáng tạo hơn. Chatbot và trợ lý ảo cũng đang ngày càng phổ biến, giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả 24/7.
Sự bùng nổ và chiếm lĩnh của Video Marketing
Video Marketing đang trở thành xu hướng mới trong ngành Digital Marketing. Sự trỗi dậy của các nền tảng như TikTok và Reels đã tạo ra một phương thức truyền tải thông tin mới, đó là hình thức video ngắn. Theo báo cáo của Brands Vietnam cho hay, video ngắn trên các nền tảng xã hội đang trở thành định dạng nội dung được ưa chuộng nhất, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng. Từ đó, dẫn đến sự ra đời của iTVC (TVC online) – một giải pháp Marketing mới với TVC chỉ kéo dài từ 15s – 30s.
Xu hướng mua sắm trực tuyến
Mua sắm qua điện thoại di động (M-commerce) ngày càng phổ biến, yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa website và mà còn cả trên các ứng dụng di động. Mua sắm trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội (Social commerce) và mua sắm thông qua livestream (Live commerce) cũng đang trở thành những xu hướng mới, giúp tăng tương tác giữa thương hiệu với khách hàng, đồng thời giúp tăng trưởng doanh số một cách chóng mặt.
Mega livestream
Trong một năm đổ lại đây, các cụm từ “Phiên livestream 100 tỷ”, “Livestream chốt đơn chục tỷ” hay “Đại tiệc livestream siêu sale 7/7”, … không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Với sự chuyển đổi hàng vi sang mua sắm trực tuyến có tích hợp yếu tố giải trí của người tiêu dùng, lĩnh vực Digital Marketing đang chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động mega livestream trong thời gian gần đây.
Đây là một hình thức livestream quy mô lớn, thường có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng, influencer hoặc các thương hiệu lớn. Với sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube và Twitch, mega livestream đang trở thành công cụ quan trọng trong chiến lược truyền thông và tiếp thị tại Việt Nam.
Xem thêm: Gợi ý 9+ quyển sách Digital Marketing tăng cường kỹ năng thực chiến
Các vị trí công việc trong ngành Digital Marketing
Với các xu hướng trên, ngành Digital Marketing ngày càng đa dạng hóa, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, như:
Digital Marketing Specialist – Chuyên viên Digital Marketing
Ngành Digital Marketing ra trường làm gì? Đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà các bạn sinh viên thường hay đặt ra trong thời gian mới ra trường. Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay chưa biết mình phù hợp với ngách nào trong lĩnh vực này thì có Digital Marketing Specialist sẽ là một gợi ý hay dành cho bạn.
Mô tả công việc Digital Marketing Specialist:
Digital Marketing Specialist chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và quản lý các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp. Họ cần hiểu rõ về các kênh tiếp thị như SEO, PPC, email marketing, và social media marketing để tối ưu hóa chiến lược tiếp cận khách hàng. Cụ thể hơn là:
- Xác định, phân tích và đào insight của nhóm đối tượng mục tiêu cũng như nhóm đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
- Xây dựng chiến lược truyền thông và chiến lược Marketing để tiếp cận với nhóm khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số.
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google, Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok, …
- Phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, đề xuất các biện pháp cải thiện.
- Quản lý và tối ưu hóa nội dung trên website và các kênh truyền thông xã hội.
- Theo dõi và báo cáo các chỉ số hiệu suất (KPIs) hàng tuần, hàng tháng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan (thiết kế, nội dung, sản phẩm) để đảm bảo chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực Digital Marketing.
- Quản lý ngân sách quảng cáo, đảm bảo hiệu quả chi phí.
Kỹ năng cần thiết: Tư duy phân tích, sáng tạo, giao tiếp tốt, khả năng làm việc nhóm, am hiểu các công cụ Marketing.
SEO Specialist – Chuyên viên SEO
Tại vị trí này, cái tên cũng đã nói lên tất cả, SEO Specialist sẽ chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động SEO của doanh nghiệp. Dành cho những ai chưa biết SEO là gì thì đây là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization. Nó là quá trình tối ưu hóa website để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google.
Mô tả công việc Digital Marketing của SEO Specialist:
- Nghiên cứu Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa SEO cho website.
- Xây dựng chiến lược chiến lược nội dung, chiến lược từ khóa và link building giúp tăng thứ hạng website công ty trên các trang tìm kiếm chính.
- Phối hợp với bộ phận Content của phòng Marketing để xây dựng content chuẩn SEO cho website.
- Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, phân tích khách hàng và đối thủ để xây dựng chiến lược SEO.
- Phối hợp với bộ phận IT nhằm xây dựng website hỗ trợ chuẩn SEO.
- Đề xuất các thay đổi/cải thiện về cấu trúc website, content, mạng lưới links cũng như các yếu tố khác nhằm ưu hiệu quả SEO.
- Theo dõi các công cụ đo lường như Google Search Consoles, Ahrefs, Screaming Frogs, … để đánh giá các kết quả SEO.
- Báo cáo kết quả công việc cho trưởng phòng Marketing.
Kỹ năng cần thiết: Kiến thức về SEO, HTML, khả năng viết lách tốt, phân tích dữ liệu.
Content Marketer – Nhà tiếp thị nội dung
Trong mọi hoạt động của Marketing thì không thể thiếu sự góp mặt của các bạn Content. Vậy, Content Marketing là gì? Đó là việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị để thu hút khách hàng. Với vai trò là một Content Marketer, bạn sẽ là một cầu nối giữa thương hiệu với khách hàng, vận dụng sức mạnh của câu từ để lấy lòng và thuyết phục họ mua hàng hay sử dụng dịch vụ của mình.
Nhiệm vụ chính của Content Marketer:
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ và khách hàng để tìm ra insights.
- Lên kế hoạch, xây dựng và triển khai nội dung cho các chiến dịch marketing trên các kênh truyền thông số như website, blog, email, mạng xã hội, …
- Tạo nội dung sáng tạo, hấp dẫn và chất lượng cao để thu hút và duy trì khách hàng mục tiêu.
- Tối ưu hóa nội dung theo chuẩn SEO để tăng cường hiển thị và thu hút lưu lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm.
- Phối hợp với các bộ phận khác như thiết kế, PR, sản phẩm để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của chiến dịch marketing.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các nội dung đã triển khai, đề xuất các giải pháp cải thiện.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới trong lĩnh vực Content Marketing.
- Quản lý và phát triển các kênh truyền thông xã hội của công ty.
Kỹ năng cần thiết: Viết lách sáng tạo, khả năng kể chuyện, có kiến thức căn bản về SEO, khả năng sử dụng các công cụ viết nội dung.
Ads Specialist – Chuyên viên chạy quảng cáo
Đây là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến. Họ là những “nhà chiến lược” giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số.
Nhiệm vụ chính của Ads Specialist:
- Xây dựng, triển khai và quản lý các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, LinkedIn Ads, TikTok Ads, …
- Theo dõi và tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo để đảm bảo đạt được các mục tiêu KPI đề ra.
- Nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa quảng cáo và chiến lược bidding.
- Phân tích dữ liệu của các chiến dịch đã chạy, lập báo cáo và đưa ra hướng đi cho các chiến dịch mới
- Phối hợp với các bộ phận khác như nội dung, thiết kế, sản phẩm để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới, thuật toán và công cụ trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.
- Quản lý ngân sách quảng cáo, đảm bảo hiệu quả chi phí.
Kỹ năng cần thiết: Hiểu biết về các nền tảng quảng cáo, khả năng phân tích dữ liệu, kỹ năng tối ưu hóa chuyển đổi.
Xem thêm: Digital Marketing học trường nào? 21 trường dạy tốt nhất Việt Nam 2024
Email Marketing Specialist – Chuyên viên Email Marketing
Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm chính cho việc xây dựng và duy trì kênh email của doanh nghiệp. Vậy, Email Marketing là gì? Nó là các hoạt động Marketing chuyên về quản trị mối quan hệ khách hàng thông qua kênh email là chính.
Nhiệm vụ chính của Email Marketing Specialist:
- Lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chiến dịch email marketing nhằm tăng cường tương tác và chuyển đổi khách hàng.
- Tạo và quản lý danh sách email khách hàng.
- Thiết kế, viết nội dung và gửi các email marketing, bao gồm newsletter, quảng cáo sản phẩm, chương trình khuyến mãi, …
- Theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch email (tỷ lệ mở, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi) và đề xuất các biện pháp cải thiện.
- A/B testing để tối ưu hóa hiệu quả của các email.
- Phối hợp với các bộ phận khác như nội dung, thiết kế, sản phẩm để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả của chiến dịch email.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới, công nghệ và công cụ trong lĩnh vực email marketing.
Kỹ năng cần thiết: Khả năng lên kế hoạch nội dung, viết email hấp dẫn, hiểu biết về các công cụ email marketing, kỹ năng phân tích dữ liệu, tìm kiếm và xây dựng tệp data khách hàng.
Digital Analyst – Phân tích dữ liệu kỹ thuật số
Digital Analyst hay Chuyên gia phân tích dữ liệu số, hoặc Chuyên gia phân tích data là cầu nối quan trọng giữa những con số và quyết định kinh doanh của công ty. Trong thời đại số, data được ví von là “vàng đen”. Digital Analyst giúp doanh nghiệp biến những dữ liệu thô trở thành những thông tin có giá trị, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ chính của Digital Analyst:
- Thu thập và phân tích dữ liệu từ các kênh Digital Marketing như website, mạng xã hội, email marketing, Google, …
- Sử dụng các công cụ phân tích để trực quan hóa dữ liệu.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing, đề xuất các biện pháp cải thiện dựa trên dữ liệu phân tích.
- Xây dựng các báo cáo hàng tuần, hàng tháng về các chỉ số hiệu suất (KPIs) và các xu hướng.
- Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console, Tableau, … để theo dõi và báo cáo dữ liệu.
- Phối hợp với các bộ phận khác như Content, SEO, Ads, thiết kế, sản phẩm để đưa ra các chiến lược và kế hoạch marketing hiệu quả.
- Nghiên cứu và cập nhật các xu hướng mới, công nghệ và công cụ trong lĩnh vực phân tích số liệu.
Kỹ năng cần thiết: Kỹ năng phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, khả năng làm việc với các bảng tính và trực quan hóa số liệu.
Khác
Ngoài các vị trí trên, còn có nhiều vị trí công việc khác trong ngành Digital Marketing như:
- Marketing Automation Specialist: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và tối ưu hóa các chiến dịch Marketing Automation.
- Content Creator: Người sáng tạo nội dung trên các nền tảng số.
- Social Media Marketer: Chịu trách nhiệm cho Social Media Marketing, bao gồm xây dựng và phát triển các kênh Facebook, Instagram, Tiktok, …
- Community Manager: Xây dựng và quản lý cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu hoặc sản phẩm của công ty.
- Influencer Marketing: Sử dụng các cá nhân có ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Affiliate Marketing: Hợp tác với các đối tác để tiếp thị sản phẩm và nhận hoa hồng từ doanh số bán hàng.
Lộ trình phát triển bản thân và thăng tiến trong ngành Digital Marketing
Ngành Digital Marketing đang mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với mức lương cạnh tranh. Nếu bạn đam mê sáng tạo, yêu thích công nghệ và muốn trở thành một chuyên gia marketing số, thì đây chính là con đường dành cho bạn.
Lộ trình thăng tiến trong ngành Digital Marketing khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm và sự nỗ lực cá nhân. Nó thường bắt đầu từ những vị trí cơ bản như:
- Thực tập sinh Digital Marketing: Đây là cơ hội để bạn làm quen với môi trường làm việc, giải đáp thắc mắc công việc Digital Marketing là gì, học hỏi những kiến thức thực tế và xây dựng bộ kỹ năng chuyên môn cho mình.
- Nhân viên thực thi (Digital Marketing Executive): Sau khi có đủ kinh nghiệm và bộ kỹ năng cơ bản, bạn có thể đảm nhận vị trí Executive cho từng ngách của ngành Digital Marketing, như SEO, Social Media, Email Marketing, …
- Chuyên viên (Specialist): Sau 1-2 năm kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên các vị trí như Digital Marketing Specialist, SEO Specialist, …
- Quản lý (Manager): Sau 3-5 năm kinh nghiệm, có thể thăng tiến lên các vị trí Manager cho từng kênh Digital Marketing hoặc của một team trong công ty.
- Giám đốc (Director): Sau 5-10 năm kinh nghiệm, có thể thăng tiến lên các vị trí như Digital Marketing Director, Chief Marketing Officer (CMO). Đây là vị trí cấp cao nhất, bạn sẽ đưa ra quyết định chiến lược và định hướng phát triển cho toàn bộ hoạt động Marketing của công ty.
Mức lương trung bình của các vị trí Digital Marketing là bao nhiêu?
Bên cạnh lộ trình thăng tiến cũng như vai trò của từng vị trí thì “Digital Marketing lương bao nhiêu?” cũng là một trong những thắc mắc thường gặp ở các bạn sinh viên mới ra trường. Theo báo cáo mới nhất của các trang tuyển dụng lớn là Vietnamworks và TopCV, thì mức lương trung bình của từng vị trí là:
- Thực tập sinh: 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ/tháng
- Nhân viên thực thi (1-2 năm kinh nghiệm): 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
- Chuyên viên / Trưởng nhóm (3-5 năm kinh nghiệm): 15.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng
- Quản lý (Trên 5 năm kinh nghiệm): 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng
- Giám đốc: Từ 30.000.000 VNĐ/tháng trở lên
Để thăng tiến lên các vị trí quản lý cao cấp như Digital Marketing Manager hoặc thậm chí là CMO, bạn cần có một lộ trình học tập và phát triển rõ ràng. Tham gia các khóa học Digital Marketing online hoặc office là một trong những cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn một cách bài bản nhất. Tại VTC Academy, các khóa học này được thiết kế để cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về các khía cạnh của Digital Marketing, từ SEO, Content Marketing, Email Marketing đến phân tích dữ liệu và quản lý chiến lược.
Các khóa học Digital Marketing tại VTC Academy không chỉ giúp bạn nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn cung cấp các bài tập thực hành, dự án thực tế và cơ hội học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Qua đó, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để tự tin ứng dụng vào công việc và đạt được những bước tiến mới trong sự nghiệp.
Bạn đã sẵn sàng để trở thành một chuyên gia Digital Marketing? Đăng ký ngay để nhận ưu đãi đặc biệt và khám phá thế giới Digital Marketing đầy thú vị cùng VTC Academy nhé!