Học lập trình có khó không? Top 20 sai lầm cần tránh
VTC Academy VTC Academy
Học lập trình có khó không? Top 20 sai lầm cần tránh

Học lập trình có khó không? Top 20 sai lầm cần tránh

Ngày đăng 18/07/2022

Trong những năm gần đây, lập trình là một trong những ngành nghề hot, được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi bắt đầu học lập trình. Điều gì khiến các bạn mau chán và nhanh từ bỏ ngành lập trình sau một thời gian học. VTC Academy sẽ giúp bạn điểm qua top 20 sai lầm thường gặp trong quá trình học lập trình mà các bạn mới nên tránh.

Học lập trình có khó không?

Câu trả lời là KHÔNG. Việc học lập trình thật ra không khó như bạn nghĩ. Như mọi kỹ năng khác, học lập trình đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức và thời gian.

Sau khi bắt đầu làm quen với những kiến thức nền, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hứng thú hơn và không còn chán nản với lập trình nữa. Độ khó của việc học lập trình sẽ phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình bạn theo học và độ phức tạp của dự án bạn đang thực hành.

Top 20 sai lầm cần tránh khi mới bắt đầu học lập trình

1. Không biết bắt đầu từ đâu

Hiện nay, có nhiều bạn dù đã học lập trình được một thời gian vẫn rất hoang mang. Các bạn thường phân vân mình có đang đi đúng lộ trình? Nên học ngôn ngữ nào trước? Nên học một hay nhiều ngôn ngữ? Lập trình game là gì? Nên học lập trình game hay học lập trình web? Và hàng trăm câu hỏi khác.

khong-biet-bat-dau-tu-dau

Điều này thường gặp bởi vì các bạn chưa đưa tìm hiểu kỹ và vạch ra kế hoạch cụ thể cho mình trước khi bắt đầu học. Vì vậy, để tránh những điều này, bạn hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn hoặc tham gia tư vấn ở các nơi đào tạo lập trình uy tín để xây dựng cho mình một lộ trình học tập cụ thể và thích hợp.

2. Thiếu sự kiên trì

Có nhiều bạn khi chỉ mới tìm hiểu những khái niệm cơ bản của lập trình hay mới chỉ tham gia vài buổi của lớp học lập trình cơ bản đã bắt đầu thấy nản, cảm thấy ngành này không phù hợp với mình vì không đủ thông minh và bắt đầu cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng mọi thứ đều có điểm xuất phát, phải liên tục rèn luyện thì mới có thể thành thạo. Sự kiên trì là mấu chốt của thành công. Bạn phải kiên nhẫn học từ những thứ cơ bản nhất, học cách một ngôn ngữ vận hành, đến các thành phần cấu tạo nên chúng, cách viết từng dòng code đơn lẻ, rồi bạn sẽ có đủ khả năng để lập trình nên một phần mềm hay một website hoàn chỉnh.

3. Học một cách thụ động trên lý thuyết

Đây là lỗi phổ biến của mọi ngành nghề, không chỉ mỗi lập trình. Chỉ đọc qua tài liệu chưa đủ để bạn có thể trở thành một lập trình viên thực thụ, mà bạn phải bắt tay vào thực hành ngay. Khi xem qua một lý thuyết, cách học và nắm bắt vấn đề nhanh nhất là phải thực hành và đưa nó vào ứng dụng.

Để học lập trình nhanh và hiệu quả hơn, hạn hãy làm thật nhiều bài tập và luyện tập đưa ra nhiều hướng giải pháp khác nhau. Ví dụ, khi bạn đọc xong cách code một dòng lệnh trong lập trình nhúng thì phải phải thực hành chúng ngay trên hệ thống và làm nhiều lần cho đến khi quen tay.

4. Tự mãn khi mình đã học xong

Một sai lầm lớn của nhiều bạn trẻ là nghĩ rằng mình chỉ cần học xong một khóa về lập trình là đủ, không cần phải học thêm gì nữa. Nếu bạn đang có suy nghĩ này thì hãy gạt bỏ ngay.

tu-man-khi-hoc-xong

Bản chất lập trình là một trong những công việc của ngành công nghệ thông tin, một trong những lĩnh vực thời đại, luôn thay đổi và cập nhật chóng mặt. Vì vậy, người lập trình phải luôn tự học và trao dồi kỹ năng liên tục để bắt kịp xu hướng để tránh bị thị trường đào thải.

5. Học chạy theo xu hướng mà quên đi cốt lõi

Hiện nay, rất nhiều bạn mới bắt đầu học lập trình rơi vào tình huống này. Các bạn chỉ chăm chăm vào việc học nhiều ngôn ngữ mà quên đi điều cốt lõi nhất của nghề lập trình, đó là kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong khi đó, ngôn ngữ lập trình chỉ là một công cụ. Khi gặp một sự cố ngoài ý muốn vấn đề, việc chọn công cụ nào, giải quyết nó ra sao như thế nào mới là quan trọng nhất.

hoc-chay-theo-xu-huong

Cho nên, khi mới học lập trình, không quan trọng bạn có khả năng học bao nhiêu ngôn ngữ, mà quan trọng bạn phải học kỹ các kiến thức cơ bản của ngành. Một khi bạn đã nắm vững nền tảng thì việc học nhiều ngôn ngữ sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn.

6. Hay hỏi có thực sự tốt?

Là một người đang tập viết code, nhiều bạn thường nhờ người khác giải quyết hộ khi code lỗi, mà không chịu khó suy nghĩ ra hướng giải quyết. Về lâu dài, nó sẽ trở thành một thói quen xấu là ỷ lại người khác, và khiến cho kỹ năng lập trình của bạn ngày càng tệ đi.

Như bài viết đã đề cập ở trên, tư duy giải quyết vấn đề rất quan trọng trong ngành lập trình. Vì vậy, bạn hãy rèn luyện kỹ năng này ngay từ lúc bắt đầu học lập trình để tránh những sai lầm không đáng có.

7. Viết code một cách bừa bãi

Trong thời gian đầu tập viết code, nhiều lập trình viên mới thường viết những đoạn code rất lộn xộn, miễn là chạy được và không bị lỗi. Tuy nhiên, việc đó được coi là code xấu, sắp xếp các dòng lệnh thiếu logic và không rõ ràng. Điều này khiến các lập trình viên khác phải tốn nhiều thời gian để đọc và hiểu được bạn đang code gì, dễ dẫn đến hiểu lầm và sai sót trong quá trình bảo trì, nâng cấp hay thêm các tính năng khác.

Vì vậy, bạn nên tránh sai lầm càng sớm càng tốt này bằng cách luyện viết các hàm code chuẩn, dành thời gian đọc lại, chỉnh sửa và tối ưu hóa dòng code của mình.

8. Đầu tư mua nhiều sách và tài liệu lập trình nhưng không đọc

Hiện nay, có rất lập trình viên sưu tầm tài liệu và sách lập trình khi thấy bạn bè hay đồng nghiệp mua chúng. Điều đáng nói ở đây là nhiều bạn làm vậy chỉ để cảm thấy yên tâm hơn, không bị thua kém bạn bè, chứ không thực sự đọc chúng.

dau-tu-mua-nhieu-sach

Việc sở hữu nhiều tài liệu cũng khiến bạn dễ lầm tưởng rằng mình đang tiến bộ nhưng thực chất là không vì bạn chưa bao giờ ngó ngàng đến chúng. Cho nên, bạn hãy chọn lọc những nguồn tài liệu mà bạn chắc chắn sẽ tham khảo để sưu tầm. Việc này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm tiền, vừa tiết kiệm thời gian.

9. Không đầu tư vào Tiếng Anh

Trong quá trình hội nhập hiện nay, tiếng Anh trở thành một trong những kỹ năng bắt buộc của mọi nhân viên văn phòng, bao gồm cả lập trình viên. Phần lớn các tài liệu về lập trình được soạn thảo bằng tiếng Anh. Vì vậy, để tra cứu và nâng cao kỹ năng lập trình thì ít nhất, bạn phải đọc hiểu được tiếng Anh.

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, có thể bạn sẽ phải tiếp xúc và trao đổi với người nước ngoài trong các dự án lớn. Cho nên, nghe hiểu và nói được tiếng Anh cơ bản sẽ là một lợi thế. Nếu muốn có cơ hội thăng tiến trong tương lai, bạn hãy bắt đầu học tiếng Anh ngay từ hôm nay nhé!

10. Muốn biết về lập trình thì phải đi học đại học

Nhiều ý kiến cho rằng để trở thành một lập trình viên giỏi thì phải đăng ký học tại các trường đại học lớn dạy về lập trình. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo uy tín khác, cung cấp vô số khóa học lập trình dành cho cả người mới và người đã biết lập trình. Ưu điểm khi học tại các địa điểm này là bạn có thể tiết kiệm chi phí, thời gian và không phải tham gia các kỳ thi tuyển đầu vào như các trường đại học.

phai-di-hoc-dai-hoc

Ngoài ra, nhiều tổ chức uy tín đã tổ chức các khóa học lập trình online mà mọi đối tượng có thể truy cập miễn phí và tự học mọi lúc mọi nơi.

Xem thêm bài viết: Các trường dạy lập trình uy tín nhất hiện nay ở Việt Nam

11. Ngại không dám hỏi, sai không dám báo cáo

Nhiều bạn mới bước chân vào ngành lập trình thường hay nhút nhát và rụt rè trước các anh chị có nhiều năm kinh nghiệm. Các bạn thường e dè và ngại hỏi các anh chị về hướng giải quyết cho vấn đề mà mình gặp phải vì sợ lộ ra điểm yếu của mình và sợ người khác đánh giá thấp năng lực của mình. Ngoài ra, cũng vì những nỗi sợ đó mà các bạn không dám báo cáo những sai phạm của mình và lấp liếm cho qua.

Nhìn chung đây là một lầm tưởng lớn của các bạn mới làm lập trình. Các bạn hãy mạnh dạn hỏi khi không biết và hãy đưa ra ý kiến của mình dù đúng hay sai để có thể biết điểm yếu của mình ở đâu mà cải thiện.

12. Liên tục gặp lỗi giống nhau, nhưng không bao giờ rút kinh nghiệm hay ghi chép

Bug hay lỗi là những vấn đề gặp hàng ngày của mọi lập trình viên. Tuy nhiên, có trường hợp nhiều bạn không ghi chú và tìm hiểu kỹ về lỗi code của mình mà cứ mặc cho tester phải tự tìm ra lỗi. Điều này về lâu về dài sẽ trở thành một thói quen xấu của người lập trình vì họ sẽ liên tục gặp lỗi giống nhau.

gap-loi-giong-nhau

Vì vậy, để tránh phải sai lầm này, các bạn nên chủ động tìm ghi nhớ các lỗi sai để có cách sửa và tối ưu khi gặp lại lỗi tương tự.

13. Đứng núi này trông núi nọ

Các bạn lập trình viên trong trường hợp này thường có một đặc điểm chung là thiếu sự ổn định và kiên quyết trong các dự án của mình. Các bạn này dễ thay đổi ý kiến và muốn chạy theo thị trường. Cụ thể, khi thấy trên thị trường có một loại hình sản phẩm, ngôn ngữ hay framework thú vị hơn, các bạn muốn đổi toàn bộ hệ thống mình đang làm sang những framework đó.

Tuy nhiên, mỗi loại ngôn ngữ hay framework đều có ưu và nhược điểm riêng, không cái nào là tối ưu hoàn toàn. Nếu phải thay mới framework thì các bạn phải bỏ đi những gì mình đang làm và xây dựng lại một hệ thống mới. Vì vậy, mải mê chạy theo thị trường chỉ khiến các bạn tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả công việc.

14. Code lâu nhưng không bao giờ cải tiến

Đây là nhóm trái ngược hoàn toàn nhóm ở trên bởi vì các bạn này thường chỉ tập trung vào chuyên môn mà không cập nhật thêm những khía cạnh khác để tối ưu hóa công việc của mình. Mặc dù hệ thống của bạn sẽ vận hành trơn tru lúc đầu, nhưng về lâu về dài sẽ kém hiệu quả hơn những đối thủ vì bạn không chịu cải tiến công việc lập trình của mình.

code-lau-nhung-khong-cai-tien

Ví dụ, một bạn chỉ chăm chăm lập trình Android với cơ sở dữ liệu SQL, bạn ấy chỉ dành thời gian viết những câu lệnh SQL trên hệ thống Android. Sau một thời gian dài vận hành, dù xuất hiện những framework hỗ trợ, nhưng bạn không muốn tìm hiểu và tích hợp để nâng cấp hệ thống của mình.

15. Không sao lưu mã code của dự án

Sao lưu là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình lập trình. Đây cũng là lỗi thường xuyên gặp ở các bạn mới học lập trình vì các bạn chưa quen và hay quên tắt máy luôn trong khi chưa bấm lưu lại.
Trong trường hợp quên sao lưu, việc chỉnh sửa khi hệ thống bị lỗi rất mất thời gian và công sức. Vì vậy, hãy cố gắng thường xuyên thực hiện thao tác này để nó trở thành một thói quen mỗi khi bạn lập trình.

16. Không sử dụng hỗ trợ cộng đồng

Ngoài đồng nghiệp và thầy cô thì còn rất nhiều nguồn tham khảo mà bạn có thể hỏi về các vấn đề liên quan đến lập trình. Trong trường hợp các bạn tự học lập trình thì các hội nhóm và diễn đàn online sẽ là một nơi thích hợp để bạn kêu gọi giúp đỡ.

su-dung-ho-tro-cong-dong

Tại đây, các bạn có thể nêu lên vấn đề mình đang gặp phải và hỏi mọi người những hướng giải quyết phù hợp. Một số diễn đàn lập trình nổi tiếng là Stack overflow, Reddit, Indie Hackers, …

17. Phải học nhiều ngôn ngữ lập trình

Nhiều bạn mới học lập trình lầm tưởng rằng nếu muốn giỏi thì phải học thật nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, như đề cập ở trên, ngôn ngữ chỉ là một công cụ trong lập trình. Muốn giỏi thì bạn phải nắm chắc cốt lõi vấn đề và kiến thức căn bản của lập trình.

Bạn có thể chỉ cần bắt đầu bằng việc học lập trình Python hay một trong bất kì ngôn ngữ khác. Sau đó, học thêm một ngôn ngữ khác chỉ là một việc cỏn con đối với bạn khi bạn đã có một nền tảng lập trình vững chắc.

18. Ôm đồm quá nhiều task một lúc

Các bạn mới học lập trình thường muốn nhanh chóng nâng cao tay nghề, vì vậy các bạn muốn nhận nhiều task để được làm nhiều và học nhanh hơn. Tuy nhiên, việc phải làm quá nhiều công việc cùng một lúc càng dễ làm bạn bị căng thẳng và chán nản.

om-dom-nhieu-task-cung-luc

Người ta hay nói chất lượng luôn tốt hơn là số lượng. Vì vậy, hãy nhận lượng công việc vừa đủ với khả năng của mình. Trong lúc làm chúng, hãy tìm hiểu kỹ những dòng code đó, chúng vận hành như thế nào và có cách nào để tối ưu chúng hay không.

19. Code chỉ dành cho người lớn

Trong ngành lập trình không có sự hiện diện của thước đo tuổi tác. Hiện nay, có rất nhiều bạn nhỏ đã bắt đầu học lập trình từ rất sớm, trong độ tuổi từ 10-15. Nhiều người lớn lầm tưởng là chúng đang chơi game, chứ không phải đang làm một việc phát triển khả năng phân tích và sáng tạo.

Điểm khác biệt giữa trẻ con và người lớn trong việc học lập trình là phương pháp học. Thay vì học qua sách vở và những dòng code phức tạp thì các bạn nhỏ phù hợp hơn với cách học thông qua hình ảnh.

20. Code không dành cho nữ

Cũng giống như tuổi tác, không có sự phân biệt giới tính nào trong ngành lập trình. Nhiều bạn nữ cho rằng đây là lĩnh vực chỉ dành cho nam nên không dám đi theo sở thích lập trình của mình.

code-khong-danh-cho-nu

Thật ra, đây là ngành nghề dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều nữ lập trình viên nổi tiếng làm chao đảo cả thế giới công nghệ như Margaret Heafield Hamilton – thành viên của chương trình NASA’s Apollo, Jade Raymond – sản xuất game Assassin’s Creed, Sara Haider – mẹ đẻ của tính năng video 6s trên Twitter, Corrine Yu – sản xuất game King’s Quest, …

Vì vậy, các bạn nữ ơi, đừng ngần ngại theo đuổi đam mê và mơ ước lập trình của mình nhé!

Xem thêm bài viết: Con gái có học lập trình được không?

Xem thêm bài viết: Ngành lập trình Game học trường nào tốt nhất hiện nay 2023

Kết luận

Hy vọng bài viết này có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn, nhất là cho câu hỏi học lập trình có khó không.

Và bạn cũng hãy luôn ghi nhớ 20 sai lầm thường gặp nhất ở những bạn mới bắt đầu học lập trình để có thể tránh và sửa ngay từ hôm nay nhé. Bạn có thể lựa chọn việc tự học lập trình, tuy nhiên đây sẽ là một hành trình dài và nhiều khó khăn. Thay vì phải vật lộn 1 mình, tại sao bạn không lựa chọn học cùng với những chuyên gia đầu ngành và thực hành trên những dự án thực tế?

Tìm hiểu thêm về khóa học lập trình full-stack tại VTC Academy ngay nhé!

Xếp hạng: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của bạn về bài viết này!

Bạn có thể cho chúng tôi biết bạn chưa hài lòng vì điều gì không?

Tin tức khác
Tại sao nhiều ngôn ngữ lập trình cùng tồn tại?

Tại sao nhiều ngôn ngữ lập trình cùng tồn tại?

Ngày đăng 18/07/2022
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình trên mạng và sau vài năm thì lại xuất hiện thêm các loại ngôn ngữ lập trình khác được phát triển. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự hỏi - Tại sao có quá nhiều ngôn ngữ lập trình và chúng ta có cần tới tất cả chúng không? Ở bài viết này, các bạn sẽ tìm hiểu về lý do tại sao các kỹ sư phát triển phần mềm vẫn tiếp tục tạo ra nhiều hơn và cách chọn ngôn ngữ lập trình cho từng mục đích sử dụng.
Lập trình web và Lập trình mobile: Nên học cái nào?

Lập trình web và Lập trình mobile: Nên học cái nào?

Ngày đăng 15/07/2022
VTC Academy sẽ giúp bạn hiểu Lập trình web là gì? Lập trình mobile là gì? Điểm khác biệt giữa Lập trình web và Lập trình mobile.
Các phong cách thiết kế và các loại logo phổ biến

Các phong cách thiết kế và các loại logo phổ biến

Ngày đăng 02/02/2024
Trong bài viết này, VTC Academy giới thiệu đến bạn các phong cách thiết kế logo và các loại logo phổ biến mà dân designer nên "nằm lòng" nhé. Click vào ngay nào!
Khóa học mới nhất
Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

Chuyên viên Thiết kế 3D (3D Modeling)

4.9 (6576)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Lập trình game (Phát triển Game)

Chuyên viên
Lập trình game (Phát triển Game)

4.9 (1545)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

Chuyên viên Hoạt hình 3D (3D Animation)

4.9 (6777)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Thiết kế
Chuyên viên <br>Digital Marketing (Full-stack)

Chuyên viên
Digital Marketing (Full-stack)

5 (7656)
Hình thức học: Tập trung
Thời hạn: 2 năm
Khối ngành: Digital Marketing
Tin tức khác
Tại sao nhiều ngôn ngữ lập trình cùng tồn tại?

Tại sao nhiều ngôn ngữ lập trình cùng tồn tại?

Ngày đăng 18/07/2022
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình trên mạng và sau vài năm thì lại xuất hiện thêm các loại ngôn ngữ lập trình khác được phát triển. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tự hỏi - Tại sao có quá nhiều ngôn ngữ lập trình và chúng ta có cần tới tất cả chúng không? Ở bài viết này, các bạn sẽ tìm hiểu về lý do tại sao các kỹ sư phát triển phần mềm vẫn tiếp tục tạo ra nhiều hơn và cách chọn ngôn ngữ lập trình cho từng mục đích sử dụng.
Lập trình web và Lập trình mobile: Nên học cái nào?

Lập trình web và Lập trình mobile: Nên học cái nào?

Ngày đăng 15/07/2022
VTC Academy sẽ giúp bạn hiểu Lập trình web là gì? Lập trình mobile là gì? Điểm khác biệt giữa Lập trình web và Lập trình mobile.
Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chiến lược nào hiệu quả cho năm 2024?

Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chiến lược nào hiệu quả cho năm 2024?

Ngày đăng 01/01/2024
Bài viết này cho bạn biết về các lợi ích của Digital Marketing đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó là những lợi ích của Digital Marketing và chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Liên hệ với VTC Academy

  • Hà Nội: 0981 114 757
  • Đà Nẵng: 0865 098 399
  • Hồ Chí Minh: 0818 799 299